Một quốc gia được xem là phát triển thì đòi hỏi nước đó phải có sự tiến bộ trong sản xuất, phải hạn chế tối thiểu lao động chân tay bằng lao động trí óc đó chính là công cuộc thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ này để được hiệu quả tối ưu nhất ta cần triển khai ở từng khu vực lớn, đồng thời từ đó liên hệ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở địa phương theo những chỉ tiêu đã đặt ra trước đó. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nguồn thông tin mới nhờ việc thay đổi cách xây dựng đất nước này nhé!
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là gì? Ý nghĩa khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước?
Khái niệm công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là một quá trình chuyển đổi toàn diện các hoạt động kinh tế hay quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công chân tay là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động trí óc cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, phương tiện, phương pháp hiện đại, tiên tiến nhất để tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn, vượt trội hơn trước. Chẳng hạn như trong công việc nạo dừa lúc trước làm bằng sức tay nhưng giờ đây nhờ có máy nạo dừa thì năng suất tạo ra sản phẩm cũng tăng đáng kể.
Ý nghĩa của việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Tạo tiền đề cho công cuộc phát triển nền công nghiệp mới cho nước nhà, sánh vai với các cường quốc năm châu khác như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc,…
- Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm lao động xã hội, góp phần làm tăng mức sống và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu thiết yếu của người dân.
- Là điều kiện cần và đủ để tạo ra nhiều cơ sở vật chất, kỹ thuật để xây dựng nước nhà giàu mạnh, tiến bộ.
Liên hệ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở địa phương
Nông thôn được xem là tuyền tuyến cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng ta hằng năm. Khi áp dụng công nghiệp hóa hiện đại hóa thì những sản phẩm đầu ra đã chất lượng càng thêm chất lượng. Dưới đây là những biện pháp tiên tiến nhất được đưa vào trong mỗi vùng địa phương.
Xây dựng hệ thống nông thôn mới ở địa phương
Đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước được đưa vào nông thôn với mục đích nâng cao năng lực sản phẩm tạo ra, đồng thời giải quyết những vấn đề khó khăn và thách thức mà nông dân ta gặp phải khi lao động.
Liên kết được với thương lái dễ dàng nhờ vào các tổ chức hợp tác xã ở mỗi vùng nông thôn, tránh được rủi ro tồn hàng không tiêu thụ được.
Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn
Phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, song đó là bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống xung quanh người dân. Thông qua đó, giảm nhẹ sự hoang mang và lo lắng của họ, điều kiện giúp họ thực hiện việc tạo ra sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn.
Thay đổi mô hình sản xuất
Đối với trồng trọt rau màu hay lương thực, thực phẩm áp dụng kỹ thuật vào trong sản xuất như máy gặt lúa, máy cày,… tiết kiệm được thời gian, công sức của người dân. Bên cạnh đó, thực hiện mô hình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tươi sạch giúp người dân có thể đưa sản phẩm của mình vào buôn bán ở những thương hiệu lớn, đồng thời tăng thêm nguồn lợi kinh tế cho nước nhà nhờ vào việc xuất khẩu lương thực, thực phẩm.
Đối với chăn nuôi thì áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học một phần là tránh được nhiều bệnh tật cho vật nuôi, phần còn lại là nâng cao chất lượng trong những sản phẩm như trứng, thịt, sữa.
Trên đây là một số biện pháp được áp dụng khi liên hệ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở địa phương từ mục tiêu chung của đất nước. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức mới trong công cuộc phát triển nước ta nói chung và địa phương của bạn nói riêng, đồng thời hiểu rõ nhiệm vụ và lợi ích của việc thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa.