Bên cạnh dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước thì còn có các dự án nằm ngoài vốn nhà nước. Khi thực hiện những dự án này, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến trình tự các bước triển khai dự án đầu tư ngoài ngân sách như thế nào. Dựa vào đó để có thể tiến hành nhanh chóng và chính xác thủ tục, đưa dự án vào thi công sớm nhất.
Dự án đầu tư ngoài ngân sách là gì?
Theo luật đầu tư công 2019, ở Điều 4 khoản 22 có quy định về vốn đầu tư công, được chia thành vốn ngân sách nhà nước và vốn từ nguồn thu hợp pháp khác dành để đầu tư.
Ngân sách nhà nước chỉ các khoản thu vào và chi ra của Nhà nước. Các khoản này đã được dự toán từ trước, phải được thực hiện trong một thời gian nhất định. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, từ đó đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Theo đó dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước là những dự án sử dụng nguồn vốn không thuộc dự toán Ngân sách Nhà nước. Có thể kể đến các loại vốn tín dụng phục vụ đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp,…
Các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước hay ngoài Nhà nước đều trải qua 3 giai đoạn chính. Gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc công trình, đưa công trình vào sử dụng, đồng thời quyết toán và bảo hành công trình.
Trình tự các bước triển khai dự án đầu tư ngoài ngân sách
Để có thể đưa các dự án đầu tư ngoài ngân sách vào thi công thì cần có sự phê duyệt và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Do đó việc chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ là vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định dự án có được đưa vào thi công hay không.
Cấp quyết định chủ trương đầu tư
Muốn thực hiện dự án đầu tư trước hết cần có quyết định chủ trương đầu tư. Gồm các giấy tờ như tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư, văn bản chủ trương của UBND tỉnh, văn bản thông báo kết luận của Tỉnh ủy. Ngoài ra cần có giấy đề nghị thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư là cá nhân cần cung cấp CMND/ CCCD/ hộ chiếu, đối với tổ chức cần cung cấp giấy chứng nhận thành lập/ giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý.
Không thể thiếu đề xuất dự án đầu tư, bản sao của một số giấy tờ như: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính (của công ty mẹ/ của tổ chức tài chính). Tài liệu thuyết minh hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Đối với các dự án về bất động sản, đất đai cần có đề xuất nhu cầu sử dụng vốn. Áp dụng với những dự án đề nghị nhà nước giao/ cho thuê/ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu không thì chỉ cần nộp bản sao/ tài liệu xác nhận nhà đầu tư có thể sử dụng địa điểm đó thể thực hiện dự án.
Trường hợp sử dụng máy móc công nghệ cần giải trình rõ một số nội dung liên quan. Đó là tên máy móc, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật, tình trạng sử dụng.
Cấp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư
Đối với các dự án không nằm trong diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần có tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Kèm theo văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư, quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh đó. Ngoài ra cần cung cấp/ giải trình các giấy tờ liên quan khác.
Cấp/ cấp đổi giấy xác nhận ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư bổ sung
Bước này áp dụng đối với các doanh nghiệp đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài giấy tờ bắt buộc là tờ trình của Sở Kế hoạch và đầu tư thì đối với trường hợp cấp giấy xác nhận ưu đãi. Cần có thêm đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Những dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước phải có bản sao Quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (được chứng thực). Và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện dự án (từ khi bắt đầu đến khi cấp giấy xác nhận ưu đãi).
Trường hợp cấp đổi nhà đầu tư chuẩn bị đơn đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Bản sao Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án của cơ quan có thẩm quyền (có chứng thực). Đồng thời đính kèm báo cáo tình hình kết quả thực hiện dự án từ đầu đến khi điều chỉnh. Và bản sao Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung là đầy đủ.
Tóm lại nếu muốn thực hiện được các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Thì cần nắm rõ trình tự các bước triển khai dự án đầu tư ngoài ngân sách cũng như các thủ tục và giấy tờ cần thiết. Như vậy mới có thể đảm bảo dự án được phê duyệt và có thể thi công một cách nhanh chóng.