Trong thương mại, việc mua bán trao đổi hàng hóa thường xuyên diễn ra. Không chỉ trong nước mà còn giao thương với các nước khác, quy mô quốc tế. Khi đó cần có hợp đồng mua bán hàng hóa rõ ràng để không gây tranh chấp về sau. Cùng tìm hiểu một số ví dụ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để có thể hiểu hơn về vấn đề này.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Việc trao đổi hàng hóa diễn ra thường xuyên, là việc hết sức phổ biến thường ngày. Nhưng đôi khi mọi người không nắm rõ về hợp đồng mua bán hàng hóa là gì và nó có ý nghĩa như thế nào.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là những thỏa thuận giữa các bên mua/ bán một loại mặt hàng nào đó. Trong đó bên bán sẽ chuyển hàng hóa cùng quyền sở hữu hàng hóa đó cho bên mua. Đồng thời bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị hàng hóa cho bên bán hàng. Trong hợp đồng sẽ thỏa thuận về địa điểm, thời gian và phương thức thanh toán cũng như việc giao hàng.
Theo đó hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có 2 loại là hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế. Hai loại này sẽ có những điểm khác nhau về đối tượng cũng như đặc điểm của chúng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể hiểu là hợp đồng mua bán hàng hóa mà hàng hóa được chuyển dịch qua biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ. Biên giới ở đây có thể là biên giới có tính pháp lý/ biên giới lãnh thổ địa lý nhưng không dịch chuyển về lãnh thổ.
Mua bán hàng hóa quốc tế theo Luật Thương mại hiện hành phải được thực hiện dựa trên văn bản/ hợp đồng/ hình thức có giá trị pháp lý khác. Điển hình là hoạt động nhập khẩu/ xuất khẩu, tạm nhập/ tạm xuất, tái xuất/ tái nhập hay chuyển khẩu. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương/ xuất nhập khẩu.
Ví dụ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khái niệm
Công ty cổ phần Hoàng Gia có trụ sở ở Hà Nội, Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên AGC có trụ ở ở ToKyo Nhật Bản. Hàng hóa là 10 bộ bàn ghế văn phòng có giá trị 10.000 yên Nhật, được công ty TNHH một thành viên AGC giao vào ngày 4/5/2021.
Bên mua là công ty cổ phần Hoàng Gia ở Việt Nam, bên bán là công ty TNHH một thành viên AGC. Giữa 2 công ty có sự giao kết hợp đồng, đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ (yên Nhật). Đồng tiền thanh toán là VND hay Yên Nhật được hai bên thỏa thuận. Khi đó đồng yên Nhật là ngoại tệ với người mua (CTCP Hoàng Gia – Việt Nam) nhưng lại là nội tệ với bên bán (Công ty AGC – Nhật Bản). Nguồn luật điều chỉnh do 2 bên tự thỏa thuận, có thể lựa chọn luật của quốc gia hay điều ước quốc tế làm sao để bảo vệ quyền lợi của cả 2.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có chủ thể của quan hệ hợp đồng ở nhiều quốc gia khác nhau. Có thể là các nhân hay pháp nhân, trong hợp đồng cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số CMND/ CCCD, mã số doanh nghiệp,… thông tin chính xác, tin cậy.
Hàng hóa trao đổi phải thỏa mãn, thuộc những hàng hóa được phép mua bán và trao đổi. nằm trong quy định của cả quốc gia bên bán và quốc gia bên mua. Bao gồm tất cả các hàng hóa trừ một số loại như hàng bị cấm/ hạn chế xuất nhập khẩu hay vũ khí, vật liệu nổ, chất cấm,… Và phải đáp ứng được chất lượng, kỹ thuật, an toàn thực phẩm.
Hai bên phải thỏa thuận về những thông tin của hàng hóa như tên, xuất xứ,, kích thước, màu sắc, khối lượng, chủng loại, đơn vị tính, cách bảo quản,…
Ngoài ra cũng cần nêu rõ thời gian, địa điểm giao nhận, cũng như chi phí xếp dỡ, kiểm đếm,… Người mua phải thanh toán cho bên bán số tiền bằng giá trị số lượng hàng hóa, phải ghi rõ số tiền cả bằng chữ và bằng số, đơn vị tiền tệ. Số lần thanh toán, mức thanh toán, thời gian và cách thức được thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Đồng tiền thanh toán do các bên tự thỏa thuận lựa chọn, là ngoại tệ của 1 hoặc 2 bên.
Nguồn luật điều chỉnh rất đa dạng và phức tạp như tập quán thương mại quốc tế, luật của quốc gia, án lệ, điều ước thương mại quốc tế,… Tùy thuộc vào quyền lợi của mình mà các bên thỏa thuận lựa chọn nguồn luật điều chỉnh cho phù hợp.
Hình thức biểu hiện của hợp đồng ngoài văn bản còn có thể là điện báo, telex, thông điệp dữ liệu, fax,… có giá trị tương đương. Và đặc biệt phải có chữ ký (con dấu) xác nhận của cả 2 bên về các điều khoản trong hợp đồng.
Ví dụ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ giúp ta dễ hiểu hơn về các khái niệm, đặc điểm của hợp đồng giao kết về việc mua bán hàng hóa quốc tế. Nắm rõ được những đặc điểm ấy có thể tiến hành giao kết các hợp đồng quốc tế về mua bán, trao đổi hàng hóa.