Từ buổi đầu dựng nước và trong quá trình phát triển, nước ta đã mang đặc điểm của Nhà nước pháp quyền. Hơn nữa còn gắn với quyền lợi của dân, là Nhà nước do dân và vì dân, luôn phục vụ lợi ích của nhân dân và dân tộc. Do đó mà câu hỏi tại sao phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN luôn là câu hỏi mà nhiều thế hệ thắc mắc.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Nhà nước pháp quyền là nhà nước khác hẳn với những nhà nước chuyên chế, độc tài và cai trị từ trước. Về các cách thức tổ chức cũng như hoạt động vì nó được tổ chức hoạt động dựa trên pháp luật, theo khuôn khổ pháp luật. Đặc biệt là pháp luật mang tính chất công lý, dân chủ, rất phù hợp với quyền con người.
Khái niệm này được nêu lần đầu tiên vào ngày 29/11/1991 trong Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa VII lần thứ 2. Sau đó đến Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII 3 năm sau đó cũng đã được khẳng định lại.
Trong Hiến pháp 2013 đã ghi rõ Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân, là liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức.
Tại sao phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam?
Nhà nước pháp quyền mang tính phổ biến, là biểu hiện của sự phát triển dân chủ và đã có từ rất lâu để phục vụ nhân dân. Trong quá trình đổi mới hiện nay việc xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng là xu thế khách quan của đất nước.
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có nghĩa là xây dựng một nhà nước của dân – nhà nước thật sự được Đảng lãnh đạo. Và mang lý tưởng dân chủ, công bằng và nhân đạo, đặt hạnh phúc nhân dân lên hàng đầu.
Nhà nước vận hành, tổ chức rất khoa học bằng pháp luật, điều chỉnh bằng pháp luật. Hơn nữa quyền lực của Nhà nước cũng được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất, các cơ quan nhà nước phân công và phối hợp chặt chẽ với nhau. Từ quyền lập pháp đến hành pháp và tư pháp, tránh hiện tượng lạm quyền và vi phạm lợi ích của nhân dân, của Nhà nước.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền từ xưa đến nay là vô cùng cần thiết, trước hết để duy trì, phát huy bản chất của Nhà nước Việt Nam. Sau đó là nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cả về lãnh đạo và quản lý, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu. Khi nhà nước pháp quyền XHCN được hình thành pháp luật đã được mọi người tuân thủ hơn, tình trạng quan liêu, tham ô đã giảm hẳn.
Ngoài ra xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam còn thúc đẩy nền kinh tế một cách mạnh mẽ, kèm theo cải cách xã hội. Nhất là về kinh tế thị trường, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có nhà nước pháp quyền mới có đủ công bằng, đảm bảo phát triển đất nước, giữ được nền độc lập, hội nhập quốc tế một cách vững chắc. Cũng nhờ đó mà nước ta có một hành lang pháp lý an toàn, bảo vệ cả mình, cả những đối tác quốc gia khác.
Sau nhiều năm chiến đấu thì hiện nay quyền tự do và dân chủ của con người càng được đề cao. Mà muốn giữ vững, đảm bảo duy trì điều đó thì con đường duy nhất là xây dựng nhà nước pháp quyền.
Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Đây là hình thức biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ mà dân chủ vừa là bản chất, vừa là điều kiện của chế độ nhà nước. Nhà nước pháp quyền có mục tiêu thực thi nền dân chủ thông qua dân chủ đại diện/ dân chủ trực tiếp.
Cách thức tổ chức và hoạt động đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật và Hiến pháp của quốc gia. Đây đều là nguồn luật điều chỉnh cơ bản với những hoạt động Nhà nước và xã hội. Nhưng không phải mọi hệ thống pháp luật và chế độ lập hiến đều góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền.
Bên cạnh đó nhà nước pháp quyền cũng rất tôn trọng và đề cao cũng như đảm bảo quyền con người ở mọi hoạt động. Đây chính là tiêu chí tiên quyết đánh giá tính pháp quyền của một nhà nước, là nguồn gốc xuất phát của hoạt động Nhà nước.
Nhà nước pháp quyền thực hiện dựa trên nguyên tắc dân chủ, tức là phân công & kiểm soát quyền lực. Và cũng gắn với cơ chế bảo vệ pháp luật và Hiến pháp của nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền thì quyền lực của nhà nước được giới hạn trong 2 mối quan hệ chính là nhà nước với kinh tế và với xã hội.
Tại sao phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là băn khoăn của rất nhiều người. Tóm lại có thể hiểu Nhà nước pháp quyền XHCN là mô hình mà nước Việt Nam đang hướng tới, kết hợp với yếu tố do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đó chính là tính nhất nguyên, dù có những học thuyết và pháp lý khác thì tư tưởng vận hành bộ máy nhà nước vẫn đảm bảo minh bạch, công khai.