Bác Hồ là vị cha già của dân tộc, ai cũng kính trọng và yêu mến, Người đã có những câu nói khiến nhân dân thấm nhuần. Từ thời kỳ dựng nước, giữ nước, Người đã khẳng định Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và là lý tưởng để phát triển đất nước. Cùng tìm hiểu các ví dụ về nhà nước của dân để hiểu rõ hơn về tư tưởng này của Hồ Chí Minh.
Tư tưởng của Bác về nhà nước của dân, do dân, vì dân
Nhà nước kiểu mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam chính Bác Hồ là người đặt nền móng. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân, người đã có công khảo sát, tổ chức và cống hiến rất lớn. Từ khi bắt đầu trưởng thành Người đã luôn tâm niệm về vấn đề chính quyền. Rằng chính quyền sẽ thuộc về ai và nó phục vụ cho quyền lợi của ai, giai cấp nào.
Chính trong tác phẩm Đường Kách Mệnh của mình, Người đã nêu rõ về vấn đề này. Trích dẫn: chúng ta hy sinh làm cách mệnh thì phải làm cho đến nơi, nghĩa là quyền hành phải giao cho dân chúng số nhiều. Không nên để trong tay bọn ít người, như vậy mới khỏi hy sinh nhiều lần mà dân chúng lại hạnh phúc.
Đến khi đất nước độc lập, Bác Hồ khẳng định rõ ràng: Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra… Chung quy câu nói này có nghĩa là cả quyền hành và lực lượng đều tập trung ở nhân dân.
Dân chủ theo quan điểm của Bác tức là dân là chủ và làm chủ, trong lĩnh vực chính trị thì nhân dân làm chủ nhà nước. Không những là nhà nước của dân, do dân, vì dân mà còn là nhà nước được Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ đó thực hiện dân chủ bằng đa số nhân dân, chuyên chính so với thiểu số phản động.
Ví dụ về nhà nước của dân
Một số ví dụ thể hiện Nhà nước ta là của dân đó là mọi công dân được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam đều có quyền như nhau. Gồm quyền tự do ngôn luận, quyền bình đẳng, quyền bầu cử cũng như ứng cử, quyền và nghĩa vụ lao động, học tập,… Mà không ai có quyền ngăn cấm, các chính sách được nhà nước ban hành đều mang những lợi ích tốt đẹp cho nhân dân.
Mỗi khi ban hành quy định hay bộ luật gì đó đều phải qua ý dân thông qua việc trưng cầu dân ý. Người dân có thể đóng góp ý kiến, bảo đảm lợi ích cho bản thân, đồng thời hưởng các chế độ đãi ngộ và ưu đãi hấp dẫn.
Trong nhà nước của dân thì nhân dân là chủ và được hưởng tất cả quyền dân chủ. Có nghĩa là những việc pháp luật không cấm thì có quyền làm, đồng thời phải tuân thủ theo pháp luật. Những người đại diện cho dân, được dân bầu ra, là ủy quyền cho dân, làm việc cho dân.
Nhà nước được nhân dân bầu ra tất nhiên sẽ được nhân dân ủng hộ và giúp đỡ. Như đóng thuế thu nhập để nhà nước có ngân sách chi tiêu và hoạt động. Tuy nhiên một số trường hợp dân cũng có quyền phê bình và xây dựng Nhà nước.
Tính chất dân chủ của nhân dân được đánh giá là đặc trưng nổi bật nhất của chính quyền nhà nước kiểu mới, chuyên phục vụ nhân dân. Trong đó quyền nắm giữ quyền lực thuộc về nhân dân, các cơ quan được nhân dân tôt chức và bầu ra sẽ đáp ứng các nguyện vọng của dân. Đối với Bác, quyền lực tối cao của nhân dân chính là nằm ở việc bầu cử, bãi miễn, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu.
Nhà nước do dân làm chủ, phục vụ lợi ích nhân dân
Bác Hồ đã yêu cầu cơ quan nhà nước phải liên hệ chặt chẽ và dựa vào nhân dân. Luôn luôn lắng nghe ý kiến của dân, nếu như làm hại dân, không đáp ứng, thỏa mãn được các nguyện vọng của dân thì sẽ bị dân bãi miễn.
Bác cũng nói rằng chỉ có duy nhất một nhà nước thực sự là của dân. Nhà nước này do dân xây dựng và kiểm soát, phục vụ lợi ích nhân dân. Hơn nữa thỏa mãn sự trong sạch, liêm chính, không đặc quyền đặc lợi hay tham nhũng.
Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, biểu hiện cả trong hành động và thực tế. Từ Cách mạng tháng Tám trở đi, Bác đã nêu rõ sự khác biệt giữa Nhà nước Việt Nam DCCH với các kiểu nhà nước trước đó. Người căn dặn việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, còn việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh.
Ví dụ về nhà nước của dân cho thấy đây là kiểu Nhà nước được người dân mong đợi từ bấy lâu. Mọi quyền hạn, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân đều được thấu hiểu và bảo vệ. Bác Hồ đã khẳng định nếu không có nhân dân thì Chính phủ không có lực lượng và ngược lại, nếu không có Chính phủ thì sẽ không có ai dẫn đường cho nhân dân.