Nước CHXHCN Việt Nam là nước có nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không thế lực nào có thể xâm phạm được. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay gồm có những cơ quan nào là câu hỏi mà người dân vô cùng thắc mắc. Mỗi người hiểu và nắm rõ về bộ máy nước để biết được chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan.
Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là gì?
Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nhà nước cấp trung ương đến địa phương. Được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, từ đó tạo nên một cơ chế đồng bộ để có thể thực hiện các chức năng và nhiệm vụ Nhà nước đặt ra.
Với nước ta, bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là các hệ thống cơ quan nhà nước. Gồm cơ quan từ trung ương đến địa phương, cơ cấu tổ chức có tính độc lập tương đối. Có thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật. Sử dụng những hình thức, phương pháp đặc thù để nhân danh nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhà nước đề ra.
Cấu trúc bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay
Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay gồm có những cơ quan sau: đứng đầu là Quốc hội, kế tiếp là Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát và chính quyền địa phương. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ riêng, kết hợp với nhau đảm bảo hình thành nên một bộ máy thống nhất.
Quốc hội
Đây là cơ quan cao nhất, có quyền lực nhà nước cao nhất, chính là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam. Những vấn đề cơ bản, quan trọng của quốc gia đều được Quốc hội quyết định. Quốc hội nắm quyền lập pháp và có quyền giám sát tối cao.
Quốc hội có nhiệm kỳ hoạt động là 5 năm và được nhân dân cả nước bầu ra, đặt niềm tin. Mỗi năm trung bình sẽ có 2 kỳ họp Quốc hội diễn ra. Những trường hợp đặc biệt có thể triệu tập kỳ họp quốc hội bất thường do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
Cơ cấu của Quốc hội gồm ủy ban thường vụ quốc hội – cơ quan thường trực, được thành lập bởi Quốc hội và chịu mọi trách nhiệm trước quốc hội. Đây cũng là cơ quan có nhiệm vụ chuẩn bị, tổ chức, triệu tập, chủ trì các kỳ họp hàng năm.
Ngoài ra còn có hội đồng dân tộc chịu trách nhiệm về báo cáo công tác. Hội đồng dân tộc có nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị những vấn đề về dân tộc. Nhất là các chính sách phát triển dành cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số.
Cùng với đó là 7 ủy ban gồm ủy ban pháp luật; khoa học công nghệ & môi trường; ủy ban quốc phòng và an ninh; ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Ủy ban đối ngoại, các vấn đề xã hội và ủy ban kinh tế ngân sách với các thành viên là chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên.
Chủ tịch nước
Đây là nguyên thủ Quốc gia, trong số các đại biểu Quốc hội bầu ra một người đứng đầu. Phải chịu trách nhiệm đồng thời báo cáo các công tác trước Quốc hội. Nhiệm vụ của chủ tịch nước là phối hợp các thiết chế nhà nước, tham gia vào hoạt động đối nội – đối ngoại. Ngoài ra còn thực hiện quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp, tham gia thành lập nên Chính phủ,… Chủ tịch nước chính là biểu tượng đại diện cho sự ổn định, thống nhất và phát triển bền vững của quốc gia.
Chính phủ
Cơ quan chấp hành của Quốc hội chính là Chính phủ – cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ gồm thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng cùng một số thành viên khác. Có nhiệm vụ thống nhất và quản lý chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật.
Chính quyền địa phương
Được chia thành Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân với chức năng khác nhau. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra. Vì thế đại diện cho nguyện vọng và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.
Đây chính là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, dựa trên cơ sở Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam để ra quyết định về việc thi hành pháp luật, Hiến pháp ở địa phương. Cơ quan chấp hành của HĐND là UBND, bao gồm các cơ quản quản lý ngành, lĩnh vực thuộc UBND và cấp sở/ phòng/ ban.
Tòa án
Cơ quan xét xử công bằng, đảm bảo tính pháp chế cho người dân. Đồng thời duy trì trật tự xã hội là tòa án, có quyền công khai xét xử và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp.
Viện kiểm sát
Là cơ quan kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, thực hiện chức năng công tố trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước. Viện kiểm sát bao gồm VKS nhân dân tối cao, VKS quân sự, VKS tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, VKS huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh.
Cấu trúc bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay gồm có những cơ quan nêu trên. Mỗi cơ quan thực hiện chức năng của riêng mình nhưng đều vì lợi ích của dân, do dân và đều được dân bầu ra. Bởi nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn đặt lợi ích nhân dân lên hàng đầu, phân công tổ chức đảm bảo quyền lợi nhân dân.