Việt Nam và Lào là hai nước có chung đường biên giới, cùng nằm trong khu vực Đông Dương và Đông Nam Á. Do có rất nhiều điểm chung mà trước giờ tình hữu nghị Việt Lào vô cùng khăn khít và bền đẹp. Lào và Việt Nam là một trong những điển hình . Vậy cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào nhất là trong bối cảnh hiện nay. Để có thể giải đáp cho câu hỏi trên mời bạn đọc bài viết sau:
Quan hệ Việt – Lào
Quan hệ Việt – Lào hay còn được gọi với cái tên thân thiết là quan hệ hữu nghị Việt – Lào. Đây là một trong những mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết một cách chặt chẽ và hợp tác toàn diện từ xưa tới nay của dân tộc ta. Hơn hết thì mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt nam và Đảng Nhân dân Lào cũng như quan hệ giữa hai nhà nước, hai quốc gia luôn là một mối quan hệ gắn kết đặc biệt. Quan hệ đó như là đồng minh chiến lược của nhau mặc dù không có bất kì một cam kết nào được ký kết. Hai nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhau trên cơ sở mối quan hệ Việt nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Lào trước kia vào ngày 5 tháng 9 năm 1962.
Việt nam và Lào có chung 2340 km đường biên giới trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào. Đây là hai quốc gia láng giềng với nhau. Trong xuyên suốt những giai đoạn của lịch sử thì Lào là một nước phải chịu sự chi phối rất nhiều từ hai quốc gia là Xiêm và Đại Việt. Trước đây mối quan hệ của hai nước không được tốt và đã từng xảy ra chiến tranh biên giới. Chiến tranh giữa Đại Việt và Lan Xang là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tàn phá của vương quốc Lan Xang. Mãi cho đến khi triều Nguyễn của Việt Nam suy yếu thì vương quốc này đã chịu sự chi phối của Pháp mở đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Đông Dương trong đó có Việt Nam. Trong thời kỳ đó thì rất nhiều cuộc đấu tranh nổ ra chống lại sự xâm lăng của thực dân Pháp vào thế kỷ XIX trong đó có nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam cũng lan sang Lào nhưng sau đó nhanh chóng bị dập tắt.
Chính vì sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp mà Đảng cộng sản Đông Dương nhanh chóng ra đời đánh dấu mối quan hệ thắm thiết vì mục tiêu chung của 3 nước Đông Dương là Việt Nam, Lào và Campuchia. Đảng cộng sản Đông Dương có đa số là người Việt, chỉ có một phần nhỏ Đảng viên Lào và Campuchia. Cơ quan đầu não được đặt tại Hà Nội.
Sau đó chiến tranh biên giới Việt Trung nổ ra vào năm 1979, khi đó Đảng và nhân dân Lào đã ủng hộ Việt Nam rất nhiều. Trên hết để thể hiện tình anh em vững bền với Việt nam thì Lào đã cắt toàn bộ quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nhưng cũng vì vậy mà tình hữu nghị Việt – Lào lên một tầm cao mới. Khi tình hình Lào – Thái lan căng thẳng do những xung đột thì Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ cho Quân đội Nhân dân Lào phát triển lực lượng để có thể chống lại các cuộc xâm lược cũng như các cuộc nội chiến.
Từ năm 1980 thì Lào và Việt Nam đã thành lập Ủy ban hợp tác Lào- Việt Nam. Nhiệm vụ chính của ủy ban này là thường xuyên gặp gỡ để phát triển kế hoạch hợp tác giữa hai nước. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1986 thì hai nước chính thức ký kết một nghị định và phân định biên giới và tiến hành cắm mốc.
Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào
Trong công tác dân vận thì bộ đội biên phòng nước ta đã xác định rõ việc bảo vệ biên giới không chỉ đơn thuần là bảo vệ biên cương mà đó còn là bảo vệ, giữ gìn tình nghĩa keo sơn của hai nước Việt – Lào. Vậy cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Cách đây 15 năm thì bộ đội biên phòng Việt nam đã phối hợp triển khai xây dựng mô hình “kết nghĩa cụm dân cư bản – bản” giữa nhân dân bản Đen-sa-vẳn huyện Sê-pôn tỉnh Xa-van-na-khẹt của Lào với bản Ka Tăng thị trấn Lao Bảo huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị của Việt nam. Sau đó mô hình này được lan rộng ra khắp các bản biên giới của hai nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Các bản thỏa thuận với nhau cam kết bảo vệ đường biên giới, các mốc giới và cùng nhau tuyên truyền cho nhân dân hai nước xây dựng tinh thần đoàn kết, động viên nhau và cùng nhau bảo vệ hệ sinh thái, khắc phục thiên tai…
Mô hình kết nghĩa giữa các bản biên giới ngày càng được mở rộng quy mô ra các tỉnh biên giới khác như Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa,… làm mô hình này càng ngày càng phát triển. Hiện những vùng biên giới giữa hai nước là những vùng sâu vùng xa có nền kinh tế chưa phát triển nhưng hai nước đã kịp thời có những chính sách quan tâm lẫn nhau để cùng nhau vượt qua những khó khăn.
Hợp tác trao đổi sinh viên giữa hai nước Việt – Lào. Hằng năm ở những trường đại học lớn của hai nước đều có những chương trình trao đổi sinh viên cho nhau và những học bổng giúp đỡ du học sinh nghèo. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều du học sinh đang học tập và sinh sống. Nhà nước ta sẽ phối hợp cùng các đơn vị có những chính sách giúp đỡ phù hợp để du học sinh nước bạn có điều kiện tốt nhất. Qua đó thể hiện được tình hữu nghị gắn kết của Việt Lào.
Tổng kết
Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào là một câu hỏi khó cho Đảng và Nhà nước ta. Nhưng chúng ta luôn nỗ lực hết sức để phát triển mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.