Trong quá trình sử dụng và thao tác cũng như trong học tập, Proteus là một trong những ứng dụng quan trong được sử dụng phổ biến và yêu thích bởi nhiều người. Tuy nhiên, nếu như bạn là một fan cuồng của Proteus nhưng lại chưa biết và hiểu rõ về những ứng dụng tuyệt vời của ứng dụng này thì quả là một sai lầm và chưa tận dụng hết khả năng làm việc của Proteus. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một mẹo vô cùng đơn giản mà ít ai biết để có thể thực hiện cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong Proteus một cách siêu đơn giản.
Proteus là gì? Những công dụng tuyệt vời của Proteus
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu Proteus là gì? Vì sao Proteus lại được sử dụng rộng rãi đến vậy. Proteus là một ứng dụng hay phần mềm được phát triển dựa vào mong muốn mô phỏng hoạt động của các mạch điện tử trong cuộc sống và hy vọng có thể ngày càng phát triển các loại mạch này một cách cao hơn. Chương trình được lập trình của Proteus cho phép người dùng có thể sử dụng chủ yếu là hai tính năng: thiết kế mạch và viết chương trình giúp điều khiển mạch và có thể chia thành các chương trình điều khiển nhỏ như: MCS-51, PIC, AVR, …
Các chương trình của Proteus cho phép điều khiển và mô phỏng hầu hết các loại linh kiện và mạch điện tử thông dụng hiện nay như các loại mạch: PIC, 8051, AVR, Motorola. Proteus được coi là bộ công cụ chuyên mô phỏng các mạch điện tử của Lancenter Electronics có thể thực hiện hỗ trợ cho các CMS thông dụng hiện nay.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thao tác chuyển đổi giữa hai loại mạch thông dụng nhất hiện nay để thực hiện cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong proteus.
Chi tiết cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong proteus
Thông thường, để thực hiện cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong proteus, mọi người thường hay sử dụng ứng dụng Orcad, ứng dụng này có thể thực hiện việc chuyển đổi giữa hai loại mạch này. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sử dụng Proteus trở thành một giải pháp tương đương. Nếu như bạn có sẵn kiểu mạch nguyên lý và mạch đó không quá phức tạp thì việc chuyển đổi và sử dụng trong Proteus không hề gặp phải quá nhiều trở ngại. Tùy bản Proteus mà sẽ có sự sai khác một chút trong các thao tác, ở dưới đây, chúng tôi sử dụng bản Proteus bản 7.2 SP6 bạn nhé! Nếu có gì sai khác bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu chuyên ngành và thực hiện theo sự sáng tạo cũng như thực hành thêm để có thể hoàn thiện các thao tác của mình bạn nhé!
Bước 1: Bạn hãy tiến hành việc kiểm tra tổng thể tất cả các thành phần, bạn hãy tiến hành kiểm tra từ sơ đồ nguyên lý mạch, sau đó hãy nhấn vào Design Explorer để xem liệu Proteus có thông báo lỗi hay không thì bạn mới có thể thực hiện cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong Proteus được bạn nhé! Nếu như linh kiện của ARES trong proteus chưa tìm thấy kiểu chân phù hợp có thể bạn sẽ nhận được các thông báo như “Missing” hay “ None” đấy bạn nhé!
Bước 2: Bạn hãy tiến hành việc kiểm tra và khảo sát xem linh kiện của mình có bị lỗi hay không với những lưu ý sau đây”
- Thứ nhất: Linh kiện phải có tên, nếu chưa có tên bạn hãy thực hiện thao tác click đúp chuột vào linh kiện sau đó thực hiện việc gõ tên vào ô Component Reference bạn nhé!
- Thứ hai: Bạn hãy click đúp chuột vào Properties sau đó mở mục Exclude from PCB Layout. Nếu đã bỏ chọn thì thôi, nhưng trong trường hợp chưa bỏ chọn thì bạn cần tích một lần nữa để bỏ chọn.
- Thứ ba: Bạn hãy thực hiện xóa bỏ dòng mã trong khung nếu có xuất hiện Other Properties nếu có sự xuất hiện.
Bước 3: Tìm tên chân nguồn IC nếu đang bị ẩn hay hidden, việc này tương đối dễ dàng như hay bị bỏ qua: bạn hãy chọn click đúp và pic sau đó chọn hidden Pins sau đó tiến hành sửa VDD biến thành VCC, hay VSS thành GND
Bước 4: Bạn hãy tiến hành nhấn vào ARES sau đó chuyển sang trình thiết kế của mạch In, và chọn các kiểu chân cho những linh kiện đã bị ẩn hay missing.
Với các thao tác trên, bạn có thể dễ dàng tiến hành cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong proteus.
Những linh kiện được sử dụng và bố trí để thực hiện cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong proteus
Với các linh kiện Component Mode bạn hãy chọn linh kiện sau đó nhìn vào các tơ nối giữa các linh kiện ấy kết hợp thêm với việc nhìn vào mạch nguyên lý để có cái nhìn tổng quan nhất sau đó tiến hành sắp xếp các linh kiện sao cho hợp lý. Bạn nên xem xét đến nhiều yếu tố trong mạch và đặc biệt là các linh kiện sau đây”
Nếu bạn muốn thay thế kiểu chân linh kiện, bạn hãy tiến hành chọn Selection Mode và tiến hành việc Click đúp LK sau đó bạn hãy thực hiện việc Gõ tên chân mới vào “Package”.
Nếu bạn muốn thực hiện làm chân IC của viva, bạn hãy tiến hành chọn Dil Pal Model sau đó hãy Click Via vào từng chân IC. Ngoài ra, để thực hiện việc chỉnh Via: Chọn Via Mode sau đó chuột phải hay Click phải chọn chế độ Change Via sau đó chọn cỡ via phù hợp với mạch. Bước cuối cùng, bạn có thể cần phải chọn bổ sung dây nối, bạn hãy chọn Ratsnest Mode sau đó tiến hành Click điểm đầu, điểm cuối.
Với các thao tác vô cùng đơn giản và dễ dàng trên, những thao tác này sẽ giúp bạn có thể thực hiện cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong proteus vô cùng đơn giản nhưng ít người biết và chú ý đến đó. Tuy nhiên, Proteus không phải là ứng dụng chuyên nghiệp trong việc chuyển mạch nên nếu cần chuyển mạch nhiều và sử dụng với những mạch phức tạp hơn, bạn nên chọn cho mình những ứng dụng ưu việt nhất để tiến hành cách chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in trong proteus, bạn nhé!