Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới? Những di sản đó là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về Văn hóa Việt. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích.
Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới?
Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới? Việt Nam là một quốc gia đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm. Nền văn hóa mang đậm tính bản sắc độc đáo. Cho đến nay đã có 21 công trình văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong đó bao gồm:
- 8 công trình văn hóa vật thể
- 12 công trình văn hóa phi vật thể
- 1 di sản hỗn hợp
Các công trình văn hóa vật thể
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lịch sử ngàn đời. Hiện nay, đã có 2 công trình tự nhiên được xếp hạng di sản văn hóa toàn thế giới. Khẳng định nét đẹp trường tồn của con người Việt.
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới có giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ. Ngày 17/12/1994, Vịnh Hạ Long đã vinh dự đón nhận thành tích này. Đến ngày 2/12/2000, công trình tiếp tục đón nhận danh hiệu là Di sản Thiên nhiên thế giới có giá trị địa chất, địa mạo.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Ngày 03/07/2002, Quỹ Di sản thế giới đã công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới. Đáp ứng tiêu chí là bằng chứng lịch sử của trái đất, có địa chất đặc biệt.
Khu đền tháp Mỹ Sơn
Khu đền tháp Mỹ Sơn là công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ giáo. Nơi đây là minh chứng lịch sử cho một thời kỳ phát triển Văn hóa Chăm-pa trong diễn trình lịch sử văn hóa khu vực Đông Nam Á. Ngày 1/12/1999, công trình đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Đô thị Hội An
Căn cứ vào các tiêu chí: công trình là đại diện cho một nền văn hóa. Nơi đây là cảng thị châu Á truyền thống hiện vẫn còn được bảo tồn trọn vẹn. Ngày 4/12/1999, UNESCO đã chính thức công nhận Đô thị Hội An là di sản văn hóa thế giới.
Quần thể di tích Cố đô Huế
Cố đô Huế là minh chứng cho một thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một đại diện cho thể chế kinh đô thời phong kiến của các nước phương Đông. Ngày 11/12/1993, công trình đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là mình chứng cho truyền thống văn hóa Việt Nam. Nơi đây là khu vực trung tâm của quốc gia từ thế kỷ VII cho đến nay. Công trình có liên quan tới các sự kiện lịch sử đặc biệt. Hoàng thành Thăng Long đã trở thành Di sản văn hóa vào ngày 31/7/2010 do UNESCO công nhận.
Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ là công trình kết nối giao thoa văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời là pháo đài bảo vệ quốc gia. Ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ là một đại diện của Việt Nam được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.
Công viên đá Đồng Văn
Công viên đá Đồng Văn là công viên địa chất toàn cầu đã được công nhận năm 2010. Nơi đây còn tồn tại kiến trúc đá tự nhiên, di sản địa chất, địa tầng và kiến trúc vô cùng độc đáo.
Di sản văn hóa phi vật thể
Các công trình văn hóa phi vật thể là những sản phẩm đặc trưng của dân tộc. Phản ánh được hồn cốt và tinh hóa của từng quốc gia. Việt Nam đã vinh dự góp mặt 17 di sản cao quý cho nền văn hóa Thế giới.
Nhã nhạc cung đình Huế
Vào ngày 7/11/2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây vừa là một công trình văn hóa mang đậm nét văn hóa của Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là một kiệt tác nhân loại. Ngày 15/11/2005, công trình đã chính thức trở thành Di sản văn hóa thế giới. Loại hình thể hiện nét đặc trưng của Tây Nguyên và khẳng định giá trị văn hóa Việt.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Quan họ Bắc Ninh đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Ngày 30/9/2009, Bắc Ninh đã vinh dự đón nhận bằng chứng nhận này. Đây là một thể loại dân ca lâu đời và nổi bật nhất trong kho tàng dân ca Việt.
Ca trù
Ca trù là Di sản văn hóa được công nhận ngày 1/10/2009 đang cần bảo vệ khẩn cấp. Ca trù là nét văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong suốt một thời kỳ lịch sử. Mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam, đặc biệt là khu vực Bắc Bộ.
Hát xoan
Hát xoan là loại hình nghệ thuật lâu đời đã tồn tại trong dân gian hơn 2.000 năm nay. Hát xoan có nguồn gốc ở Phú Thọ. Ngày 24/11/2011, loại hình này đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Phía Nam Việt Nam cũng góp mặt một loại hình văn hóa Đờn ca tài tử Nam Bộ. Công trình đã được công nhận di sản vào ngày 5/12/2013. Loại hình dân ca thể hiện nét đặc trưng văn hóa và cần được bảo tồn lưu truyền cho các thế hệ sau.
Hội Gióng
Ngày 16/11/2010, UNESCO đã ra quyết định công nhận Hội gióng là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại. Đây là một lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn của Việt Nam. Ca ngợi chiến công của thánh gióng – Một vị thần trong dân gian người Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Đây là tín ngưỡng thờ Tổ của dân tộc Việt, thể hiện truyền thống của quốc gia. Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng này đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới đại diện cho cả nhân loại.
Mộc bản triều Nguyễn
Đây là một Di sản tư liệu nằm trong Di sản văn hóa phi vật thể. Đây là văn bản chữ Hán và Nôm, khắc trên gỗ gồm 34.618 tấm in thành sách ở thế kỷ XIX, XX. Mộc bản đã được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.
Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc
Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc là những tấm bia duy nhất có văn bia trên thế giới. Tại đây có ghi danh các tiến sĩ trong các kỳ thi suốt gần 300 năm. 3/2010 công trình đã được công nhận là Di sản thế giới.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu ký ức khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vào ngày 16/5/2012. Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi còn lưu giữ được các văn bản Hán tự, bộ ván Kinh Phật với hơn 3.050 bản khắc.
Châu bản triều Nguyễn
Ngày 14/5/2014, Châu bản triều Nguyễn chính thức trở thành DI sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của UNESCO. Châu bản là tư liệu hành chính của triều Nguyễn, văn kiện ngoại giao đã được vua ban hành.
Di sản hỗn hợp
Di sản hỗn hợp là một hình thái có giá trị về cả mặt kiến trúc lẫn văn hóa. Hiện nay, tại Việt Nam có Quần thể danh thắng Tràng An đã vinh dự được UNESCO công nhận. Công trình đáp ứng đầy đủ tiêu chí: văn hóa, thẩm mỹ, giá trị địa chất, địa mạo.
Trên đây là các thông tin về Di sản của Việt Nam. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới. Từ đó thêm yêu và tự hào hơn nền văn hóa Việt đa dạng nhiều màu sắc.